AMH thấp có rụng trứng hay không?

AMH thấp ở độ tuổi còn trẻ là dấu hiệu của suy buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Vậy AMH thấp có rụng trứng hay không? Trường hợp nào không thể mang thai tự nhiên? Theo dõi chi tiết ở bài viết dưới đây

AMH thấp và mối quan hệ với dự trữ buồng trứng

AMH hay Anti – Mullerian Hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt thuộc buồng trứng. Đánh giá chỉ số AMH có thể giúp chúng ta biết được số lượng noãn non đang tồn tại và phát triển trong buồng trứng. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ lượng trứng dự trữ ngày càng suy giảm.

Nghiên cứu cho thấy, nồng độ AMH có giá trị giảm dần theo độ tuổi. Chính vì vậy, khi AMH thấp, người phụ nữ thường bị “cạn kiệt” trứng từ rất sớm. Để tăng khả năng thụ thai cần có các biện pháp can thiệp hiệu quả.

Nồng độ AMH từ 2.2 – 6.8 ng/ml ở phụ nữ dưới 38 tuổi được xem là bình thường. Ở mức dưới 2ng/ml, dự trữ buồng trứng bắt đầu suy giảm, đến khi AMH có  giá trị < 1ng/ml sẽ gây cản trở các phương pháp hỗ trợ mang thai.

AMH thấp có rụng trứng hay không?

Trên thực tế có không ít trường hợp phụ nữ có chỉ số AMH thấp đã được làm mẹ. Lý giải điều này chính là câu trả lời cho AMH thấp có rụng trứng hay không?

Hầu hết phụ nữ có AMH thấp đều xảy ra quá trình trứng chín và rụng như người bình thường. Ngoại trừ những trường hợp AMH quá thấp <1 ng/ml, độ tuổi cao, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều, trứng gần như không còn và phát triển nữa. Lúc đấy cơ hội có con mới giảm.

Khi AMH thấp, muốn mang thai người phụ nữ cần thực hiện các biện pháp kích thích buồng trứng để tăng số lượng trứng lấy được trong một lần hút, phục vụ cho hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm. Như vậy, AMH thấp hay cao thì người phụ nữ đều có khả năng mang thai và có xảy ra quá trình rụng trứng khi đến kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể quan tâm: Các xét nghiệm nội tiết ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng 

Nguyên nhân khiến AMH thấp

Chỉ số AMH chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Đó có thể là những tác động từ môi trường bên ngoài hoặc những tác động đến từ bản thân cơ thể người phụ nữ:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm
  • Thực phẩm không sạch
  • Ảnh hưởng của phẫu thuật cắt buồng trứng, bóc tách u, mang thai ngoài tử cung,…
  • Trải qua xạ trị, hoá trị ung thư
  • Lạm dụng thuốc tránh thai
  • Lối sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích,…

Nếu không thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến nồng độ AMH, về lâu về dài, người phụ nữ sẽ mất khả năng mang thai đồng thời suy giảm sức khỏe.

AMH thấp có cải thiện được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có giải pháp làm tăng nồng độ AMH. Chính vì vậy những giải pháp giữ ổn định AMH và cải thiện tình trạng suy buồng trứng đang được áp dụng khá phổ biến ở phụ nữ AMH thấp như:

  • Giữ tâm lý thoải mái, giảm stress
  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế đồ ăn nhanh
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
  • Bổ sung vitamin và thực phẩm chức năng có chứa thành phần DHEA nhằm cân bằng nội tiết

Tầm soát sức khỏe sinh sản định kỳ bằng xét nghiệm là cách đơn giản giúp bạn kiểm tra bản thân có đang mắc phải tình trạng AMH thấp hay không – biểu hiện của chứng suy buồng trứng. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ xét nghiệm uy tín thì Happiny xứng đáng là sự lựa chọn số 1 bởi:

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về lịch vực xét nghiệm
  • Phòng xét nghiệm quy mô lớn, hệ thống máy móc hiện đại tân tiến
  • Phục vụ đa dạng các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu
  • Dịch vụ tiện ích: hỗ trợ thu mẫu tận nhà

Như vậy với những thông tin chi tiết được cung cấp trong bài viết bạn đã có câu trả lời đúng đắn cho vấn đề AMH thấp có rụng trứng hay không. Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình hãy liên hệ 024 9999 2020.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!