Xét nghiệm máu là một trong những chỉ định y khoa quan trọng, thông qua các chỉ số này, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như phát hiện được khá nhiều bệnh lý. Vậy xét nghiệm máu biết được những bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay một số thông tin bổ ích về xét nghiệm máu thông qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các vấn đề liên quan như xét nghiệm máu là gì, có mấy loại xét nghiệm máu,… vì thế cũng luôn là chủ đề nóng hổi, thu hút nhiều chú ý của mọi người. Theo các bác sĩ, xét nghiệm – hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.
Khi người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng bất thường, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu để tìm ra tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc phát hiện các dấu hiệu của khối u hoặc các bệnh lý khác,… Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị đang được áp dụng cho bệnh nhân.
Có khá nhiều loại xét nghiệm máu. Một số loại xét nghiệm máu cơ bản và phổ biến nhất có thể kể đến như: Xét nghiệm công thức máu toàn phần, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm tầm soát ung thư,… Nhưng cụ thể xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì?
Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì?
Như đã nói ở trên, thông qua các chỉ số cao – thấp huyết học, bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Vậy xét nghiệm máu biết được những bệnh gì đây?
Các bệnh về máu và thành phần trong máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể giúp bác sĩ phát hiện dễ dàng nhiều bệnh lý liên quan đến huyết học cũng như các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu. Tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn, các bệnh do ký sinh trùng, đông máu, ung thư máu hay rối loạn miễn dịch đều có thể được tìm ra nhờ các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có trong máu.
Các bệnh liên quan đến đường huyết
Đường huyết quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng rất xấu đến tiểu đường, đặc biệt chỉ số đường huyết cao cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đường huyết (Glucose trong máu) được phát hiện dễ dàng thông qua xét nghiệm đường huyết hoặc nghiệm pháp đường huyết.
Các bệnh về gan – thận và chức năng gan – thận
Các xét nghiệm sinh hóa máu sẽ đánh giá hoạt động của gan – thận cũng như chức năng của các cơ quan nội tạng này. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận, các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…
Các bệnh liên quan đến mỡ máu
Thực hiện xét nghiệm máu về chỉ số cholesterol cũng là một trong những chỉ định phổ biến nhất hiện nay. Chỉ số cholesterol trong máu có liên quan mật thiết đến bệnh lý rối loạn mỡ máu và nguy cơ mắc xơ vữa động mạch và bệnh tim.
Các bệnh xã hội như HIV, lậu, giang mai,….
Một số bệnh xã hội lây truyền qua đường máu như HIV, giang mai, lâu, HPV,… cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Các xét nghiệm bệnh lý này cũng thường được chỉ định thực hiện đối với những người truyền máu, hiến máu nhân đạo,…
Nguy cơ mắc ung thư
Ngày này việc tầm soát ung thư đang trở nên ngày càng dễ dàng và nhờ xét nghiệm máu, bác sĩ dễ dàng sàng lọc nguy cơ mắc ung thư của người bệnh. Các xét nghiệm máu có thể tầm soát được khá nhiều loại ung thư như ung thư gan, đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày,…
Đánh giá tình trạng nội tiết tố và khả năng sinh sản
Phụ nữ và nam giới ở độ tuổi sinh sản hoặc những người hiếm muộn đều được khuyến khích thực hiện các xét nghiệm về nội tiết tố. Những xét nghiệm này đều được thực hiện dễ dàng chỉ với 2-4ml máu tĩnh mạch.
Lưu ý không được quên trước khi thực hiện xét nghiệm máu
Như vậy giờ đây chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm máu biết được những bệnh gì. Xét nghiệm máu có giá trị rất lớn trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý tuy nhiên mức độ chính xác của chúng còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình lấy máu, chế độ dinh dưỡng trước đó của người thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trước khi thực hiện xét nghiệm mà bạn cần nhớ.
- Có một số xét nghiệm đòi hỏi người thực hiện nhịn ăn từ 8-12h trước đó. Bạn nên hỏi tư vấn thật kỹ để nắm rõ.
- Thời điểm lấy máu phù hợp nhất là buổi sáng, ngoài ra bạn cần chú ý đến chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn hay caffein trước khi thực hiện xét nghiệm.
Việc lựa chọn cơ sở uy tín để tiến hành xét nghiệm cũng có vai trò quan trọng, giúp bạn có được kết quả chính xác nhất. Tại Happiny, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất sẽ đảm bảo mang lại kết quả chính xác với chi phí tốt nhất. Đặc biệt Happiny triển khai dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tận nhà, giúp việc thực hiện xét nghiệm dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết.
Nếu còn nhiều băn khoăn không biết xét nghiệm máu biết được những bệnh gì, bạn có thể liên hệ qua hotline 0249992020 của Happiny để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.