Sự khác nhau giữa cúm A với cúm B,C là gì?

Cúm là bệnh thường gặp ở nước ta do thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Khi ấy, nếu cơ thể không thích ứng kịp thời sẽ khiến cho sự xâm nhập của virus cúm trở nên dễ dàng, gây ra bệnh cúm.

Cúm do các loại virus A, B, C gây ra, trong đó phổ biến và được nhắc tới nhiều nhất phải kể đến cúm A.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa cúm A và cúm B, C?

Bệnh cúm là gì? Triệu chứng của bệnh.

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra và có khả năng lây lan nhanh. Các triệu chứng phổ biến của cúm bao gồm: ho, sổ mũi, đau họng, sốt, nhức đầu, mỏi cơ…

Virus gây cúm được chia làm 3 nhóm chính là A, B và C. Loại A và B gây ra dịch cúm hàng năm. Với cúm A – đây là loại có diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Bệnh cúm từ virus C thường ít nghiêm trọng hơn 2 nhóm virus còn lại.

Các chủng virus này lây qua đường không khí bằng hít thở thông thường, sau đó xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy của mắt, mũi, miệng. Khi chạm tay vào các bộ phận này cũng có thể dẫn đến lây nhiễm virus. Vì thế, chúng ta nên thường xuyên rửa tay đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Hiểu đúng về cúm A, cúm B và cúm C?

– Cúm A

Cúm A là bệnh thường gặp nhất trong 3 loại và bao gồm các chúng H1N1, H5N1 và H7N9 gây ra. Virus này lây từ người sang người và có thể lây nhiễm cho cả động vật. Vật chủ của virus cúm A thường là các loài chim hoang dã.

Virus cúm A liên tục thay đổi và thường gây ra dịch lớn. Virus loại A2 (và các biến thể khác) lây lan bởi những người đã bị nhiễm bệnh. Các điểm trú ngụ của mầm bệnh phổ biến nhất là những bề mặt mà người bệnh đã chạm vào. Hoặc những không gian mà bệnh nhân đã lưu trú thời gian gần đây, đặc biệt sau khi người nhiễm virus cúm hắt hơi.

Virus cúm A là loại thường xuyên thay đổi và gây ra dịch lớn. Virus loại A2 cùng các biến thể khác lây nhiễm bởi những người đã mắc bệnh. Những bề mặt mà người bệnh đã chạm vào, không gian bệnh nhân lưu trú thời gian gần, nơi người nhiễm virus hắt hơi chính là các điểm trú ngụ phổ biến nhất của mầm bệnh.

– Cúm B

Cúm B là loại bệnh chỉ được tìm thấy ở người (không thấy trên loại vật như cúm A). Virus cúm B lành tính, đa số người mắc sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Với trường hợp nặng vẫn có thể đe doạ tới tính mạng, tuy nhiên virus B không gây ra đại dịch.

– Cúm C

Đây là bệnh được gây ra bởi virus C, loại này hiếm gặp và nhẹ hơn các trường hợp nhiễm bệnh do virus nhóm A, B. Cúm C không có triệu chứng lâm sàng điển hình và cũng không gây ra đại dịch.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng tránh cúm A tốt nhất

Tiêm vắc xin có thể giúp phòng ngừa bệnh cúm. Do virus biến đổi hàng năm, mỗi người đều nên tiêm phòng nhắc lại thường niên. Mục đích là để tạo miễn dịch tốt nhất với bệnh.

Trước đây, các loại vắc xin bảo vệ con người chống lại 3 loại virus, gồm A/H1N1, A/H3N2 và virus nhóm B. Hiện tại thì các mũi tiêm phòng thường bao gồm tối đa bốn chủng: 2 virus nhóm A và 2 virus nhóm B. Vẫn chưa có vắc xin phòng cúm gia cầm (A/H5N1). Khoảng hai tuần sau khi tiêm phòng, các kháng thể có vai trò chống lại virus sẽ phát triển trong cơ thể bạn. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là trước khi vào mùa cúm. Nên tiêm càng sớm càng tốt ngay khi có vắc xin mới của năm đó.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng vắc xin làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%. Nghĩa là bạn vẫn có thể bị virus cúm tấn công sau khi đã tiêm phòng. Thực tế, không có vắc xin nào cho hiệu quả bảo vệ tuyệt đối. Nhưng nếu có mắc bệnh chỉ ở thể nhẹ. Việc tiêm phòng sẽ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dịch bệnh bùng phát.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!