Gan nhiễm mỡ là bệnh lý tương đối phổ biến tuy nhiên không có biểu hiện rõ ràng. Xét nghiệm gan nhiễm mỡ giúp phát hiện sớm, theo dõi diễn biến và hướng tới giải pháp điều trị thích hợp.
1. Tại sao cần đánh giá chỉ số gan nhiễm mỡ?
Gan là bộ phận thực hiện các hoạt động chuyển hóa chất béo của cơ thể. Khi mắc gan nhiễm mỡ, lượng chất béo tích tụ trong gan sẽ vượt mức 5% và có thể phát hiện khi nhìn qua kính hiển vi.
Gan nhiễm mỡ thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện, tình trạng này có thể diễn biến âm thầm với không triệu chứng thành các tổn thương gan nặng nề như xơ gan, viêm gan, ung thư,…
Vì vậy, kiểm tra chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết bất kỳ ai cũng nên thực hiện. Thông qua việc xét nghiệm các chỉ số gan nhiễm mỡ sẽ bác sĩ theo dõi và chẩn đoán được cấp độ của bệnh.
2. Cách xem chỉ số gan nhiễm mỡ
Thông thường để đánh giá chỉ số gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm men gan. Có 4 loại men gan phổ biến trong xét nghiệm gan nhiễm mỡ, bao gồm:
- Chỉ số AST: Chỉ số AST bình thường có giá trị tương đối thấp tuy nhiên sẽ tăng cao nếu xuất hiện tổn thương gan như xơ gan do gan nhiễm mỡ,…AST trung bình thường nằm trong khoảng từ 20 – 40 UI/L, nếu tăng gấp 2-3 lần bạn sẽ có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
- Chỉ số ALT: Cùng với xét nghiệm AST, ALT là chỉ số quan trọng nhất dùng để kiểm tra tình trạng gan nhiễm mỡ. Ở người có thể trạng khỏe mạnh ALT có giá trị ổn định từ 20 – 40 UI/L và có thể tăng gấp 100 lần nếu tổn thương gan nặng.
- Chỉ số ALP: Thông qua việc kiểm tra lượng phosphatase kiềm trong máu, bác sĩ có thể phân biệt được bệnh lý hiện tại là do gan hay do xương. Trị số bình thường của ALP là từ 35 – 115 UI/L, tăng cao chứng tỏ người bệnh có thể mắc gan nhiễm mỡ.
- Chỉ số GGT: Xét nghiệm GGT thường được chỉ định cho người nghiện hoặc lạm dụng rượu bia. GGT bình thường có giá trị từ 3 – 60 UI/L. Khi lượng chất béo trong gan tích tụ trong gan tăng chỉ số này có thể tăng từ 2 – 5 lần, thậm chí trường hợp diễn biến xấu như ung thư hoặc xơ gan nặng có thể tăng vọt lên 5000 UI/L
3. Cách phòng tránh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi ngay cả trẻ em và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: béo phì, ăn uống không lành mạnh, uống rượu bia, sử dụng thuốc, tiểu đường,….
Mặc dù không nguy hiểm nhưng để giúp gan tự phục hồi và phòng ngừa các diễn tiến nặng hơn, người bệnh cần lưu ý những việc làm sau đây:
- Kiểm tra và xét nghiệm tầm soát sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đặc biệt là các chỉ số gan nhiễm mỡ.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và thuốc lá khi phát hiện bệnh và can thiệp điều trị
- Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, nêu rõ tình trạng bệnh lý để bác sĩ kê đơn chính xác
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất và tăng cường nhiều chất xơ
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giải phóng lượng mỡ thừa trong cơ thể
- Luôn duy trì tâm lý thoải mái, giải tỏa căng thẳng stress
4. Xét nghiệm các chỉ số gan nhiễm mỡ ở đâu tốt?
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bạn có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm gan nhiễm mỡ như bệnh viện, phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa gan mật,… Tuy nhiên, nếu muốn kiểm tra nhanh, không mất nhiều thời gian, chi phí đi lại cũng như các chi phí xét nghiệm liên quan bạn hoàn toàn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà của Happiny.
Sở hữu hệ thống phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế đạt chuẩn ISO ……, được trang bị các thế hệ máy tân tiến các xét nghiệm tại Happiny luôn cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Gần 12 năm hoạt động trong lĩnh vực xét nghiệm chuyên sâu, Happiny đã đem đến cho người bệnh sự an tâm, tin tưởng, thông qua đó hỗ trợ người bệnh nhiều nhất trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Đăng ký thực hiện các xét nghiệm về chỉ số gan nhiễm mỡ theo hotline 024 9999 2020!