Chỉ số ALT là gì? Vài điều quan trọng cần biết về chỉ số ALT

Ngoài chỉ số GOT (AST), còn có một chỉ số khác thường được xem xét và đánh giá đồng thời cùng AST đó là chỉ số ALT. Vậy chỉ số ALT là gì, có ý nghĩa như thế nào? Đâu là cách đọc chỉ số này trong giấy trả kết quả xét nghiệm? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số ALT, chỉ số AST là hai trong số các chỉ số quan trọng nhất, cũng thường được các bác sĩ chỉ định cho nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc có tiền sử nhiễm virus viêm gan.

Cũng giống như chỉ số GOT, ALT là một enzym được tìm thấy chủ yếu trong gan. Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định, khi gan bị tổn thương, ALT sẽ được giải phóng rất nhiều vào trong máu. Chính vì thế, xem xét chỉ số ALT được xem là phương pháp giúp đánh giá tình trạng men gan và tình trạng chung của gan, từ đó tiến tới chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cơ quan nội tạng này.

chi-so-alt

Ý nghĩa của chỉ số ALT trong chẩn đoán bệnh

Như vậy chỉ số ALT trong máu là một trong những chỉ số quan trọng, cần thiết để đánh giá tình trạng men gan. Chỉ số xét nghiệm ALT bình thường ở mức 20-40UI/L. Vì nhiều lý do, chỉ số này có thể tăng lên khoảng 1,2 lần. thậm chí tăng lên 5-10 lần.

Việc xem xét mức tăng của chỉ số ALT đối với chẩn đoán các bệnh về gan thường được kết hợp đồng thời cùng chỉ số AST. Thông thường, nếu 2 chỉ số này chỉ tăng nhẹ, khoảng 80-100UI/L không được xem là mức tăng nguy hiểm và việc điều trị của đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu AST và ALT tăng cao hơn 200UI/L thì có thể khẳng định men gan đang ở mức rất cao.

Men gan tăng quá cao có thể coi là dấu hiệu của tình trạng tổn thương gan ở mức nặng và trần trọng, đồng thời gây nên một số bệnh lý về gan. Men gan cao nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp khống chế, kiểm soát men gan ở lại mức bình thường mà không gây hại cho sức khỏe.

Việc xét nghiệm ALT, AST càng có vai trò quan trọng đối với đánh giá chức năng gan, chẩn đoán bệnh lý và có các phương án điều trị nhanh chóng giúp men gan trở lại tình trạng bình thường.

Khi nào nên xét nghiệm ALT?

Chỉ số ALT là một xét nghiệm khá thường gặp. Thông thường, dựa vào một số biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm ALT khi nhận thấy người bệnh có dấu hiệu của tổn thương. Những trường hợp thường được yêu cầu làm xét nghiệm chỉ số ALT bao gồm:

  • Thường xuyên đau bụng, chướng bụng
  • Vàng mắt, vàng da
  • Liên tục buồn nôn hoặc nôn
  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm
  • Xuất hiện mẩn ngứa, nổi mề đay trên da

chi-so-alt

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số này cho các bệnh nhân trong một số trường hợp như:

  • Người có tiền sử nhiễm virus viêm gan
  • Người nghiện rượu bia, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn
  • Gia đình có người bị mắc các bệnh về gan
  • Người sử dụng các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến men gan

Ngay cả khi bạn không có triệu chứng lâm sàng bất thường, bạn vẫn nên thường xuyên thực hiện các xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm chỉ số ALT nói chung. Trong cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày nay, thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ là biện pháp thông minh để kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cũng như phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh lý.

Tự hào là đơn vị xét nghiệm hàng đầu Hà Nội với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, Happiny giới thiệu đa dạng các dịch vụ xét nghiệm như: gói xét nghiệm tổng quát, gói xét nghiệm sàng lọc ung thư, gói xét nghiệm nội tiết tố,…

Vui lòng gọi ngay đến Hotline 024 9999 2020 để được chúng tôi phục vụ bạn nhanh nhất và tốt nhất.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!