Cách đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ? Hướng dẫn từ chuyên gia

Xét nghiệm nội tiết có vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và có khả năng đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ các chỉ số xét nghiệm và ý nghĩa đối với sức khỏe sinh sản nữ giới.

1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc phân tích, đánh giá khả năng sản sinh hormone cũng như chức năng của buồng trứng và tử cung.

Xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn kỳ kinh nguyệt của phụ nữ giúp phát hiện sớm những yếu tố bất thường gây vô sinh nhằm có giải pháp điều trị kịp thời.

Đây là xét nghiệm quan trọng được chỉ định đối với phụ nữ đang gặp vấn đề về rối loạn kinh nguyệt hoặc trước thực hiện phương sinh sản bằng IVF,….Bằng cách đọc chỉ số nội tiết tố nữ, người ta có thể xác định chính xác thời điểm chuyển phôi thích hợp để tăng tỷ lệ thành công.

Theo các bác sĩ, phụ nữ trưởng thành nên xét nghiệm nội tiết tố nữ định kỳ 6 tháng/ 1 lần nhằm theo dõi và phòng ngừa những nguy cơ từ rối loạn nội tiết.

2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết nữ

Để xác định khả năng sinh sản, bác sĩ sẽ đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ dựa vào các loại hormone dưới đây:

2.1 Hormone Estradiol (E2)

Estradiol (E2) là loại hormone được sản sinh tại buồng trứng, có nồng độ lớn nhất trong các loại hormone thuộc nhóm estrogen và là hormone quan trọng nhất khi đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ.

Hormone này có chức năng hoàn thiện cơ thể nữ giới trong suốt giai đoạn dậy thì bao gồm:

  • Phát triển mông và ngực
  • Quy định khung xương nhỏ hơn nam giới
  • Giọng thanh, nhẹ nhàng hơn
  • Da mịn màng, căng bóng
  • Kích thích mọc lông tại vùng kín,….

Ngoài ra, E2 còn có làm nhiệm vụ duy trì và phát triển các mô sinh sản như tuyến vú, âm đạo, tử cung,….

Nồng độ E2 được xem là bình thường khi có giá trị nằm trong khoảng 46 – 607 pmol/L. Nếu chỉ số này cao hơn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, tâm lý thất thường,… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư vú.

2.2 Hormone Progestrogen

 Progestrogen được sản xuất nhiều nhất trong giai đoạn thai kỳ và trước kỳ kinh nguyệt. Đối với phụ nữ không mang thai chỉ số này thường đạt từ 0.67 – 5 ng/ml, khi mang thai tăng lên 100 – 200 ng/ml.

Hormone có vai trò kích thích làm dày niêm mạc tử cung, giúp phôi làm tổ và ổn định thai kỳ. Nếu lượng Progestrogen giảm xuống thấp có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Ở người bình thường, khi lượng progestrogen tăng lên sẽ kích thích trứng chín và rụng, hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

2.3 Hormone FSH

FSH được hình thành từ tuyến yên, đóng vai trò kích thích sự sản xuất và phát triển của tế bào trứng. 

Nồng độ FSH đo được ở phụ nữ khỏe mạnh, bình thường là 3.5 – 12.5 mlU/ mL. Nếu chỉ số này cao hơn, rất có khả năng, người đó mắc đa nang buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và nghiêm trọng hơn là vô sinh.

2.4 Hormone LH

LH là hormone sinh dục nữ đặc biệt quan trọng, giữ vai trò duy trì khả năng sinh sản của nữ giới. 

  • Ở người bình thường: LH có chức năng kích thích sản sinh E2, đồng thời khi LH tăng lên sẽ hình thành chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng. 
  • Ở giai đoạn mang thai: LH kích thích sản sinh Progestrogen nhằm duy trì thai kỳ ổn định

Chỉ số LH được xem là bình thường khi nằm trong khoảng 2.4 -12.6 mlU/mL, áp dụng đối với phụ nữ không mang bầu.

2.5 Hormone AMH

Chỉ số AMH giúp chúng ta đánh giá khả năng dự trữ trứng và cung cấp trứng trong buồng trứng. Loại hormone này được sinh ra tại tế bào noãn tiền hốc.

Từ việc xem xét đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ này, bác sĩ có thể kết luận về khả năng có con của người phụ nữ ở tương lai. Chỉ số AMH bình thường đo được là 2 – 6.8 ng/ml, nếu thấp hơn sẽ dẫn đến mất khả năng làm mẹ.

2.6 Hormone Prolactin

Prolactin được xem như 1 biện pháp “tránh thai tự nhiên” của nữ giới. Bởi nó có khả năng ức chế các loại hormone sinh sản kích thích trứng chín và rụng. 

Đánh giá Prolactin có thể chúng ta giúp phát hiện những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Giới hạn bình thường của Prolactin là 127 – 627 uU/mL.

Nếu chỉ số này tăng cao sẽ gây nên tình trạng rối loạn rụng trứng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Thông thường để có kết quả chính xác, xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện vào đoạn kỳ kinh nguyệt, vì khi đó nồng độ các hormone lớn nhất và ổn định nhất.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ. Xét nghiệm yêu cầu tính chuẩn xác cao và tính kịp thời, vì vậy cần được thực hiện tại những trung tâm xét nghiệm và cơ sở y tế uy tín.

Trung tâm xét nghiệm Happiny là địa chỉ xét nghiệm tại nhà số 1 hiện nay. Với mạng lưới kỹ thuật viên lấy mẫu rộng khắp cả nước, Happiny đã phục vụ hơn 700.000 lượt khách hàng/ năm.

  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu về xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, sinh học phân tử,…
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, tiến sĩ di truyền học đến từ các bệnh viện lớn 
  • Trả kết quả và tư vấn đọc kết quả chỉ sau 2 giờ

Tóm lại, đọc chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp phát hiện được những bất thường về nội tiết, từ đó có biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, độc giả có thể liên hệ hotline 024.9999.2020 để được chuyên viên của Happiny giải đáp hoặc đăng ký xét nghiệm trực tuyến TẠI ĐÂY!

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!