Có không ít phụ nữ khi kiểm tra sức khoẻ sinh sản phát hiện nồng độ AMH thấp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này. Tìm hiểu biểu hiện của AMH thấp cũng như ảnh hưởng của nó đến khả năng mang thai thông qua bài viết chia sẻ dưới đây.
Chỉ số AMH có ý nghĩa gì?
Ở thời điểm hiện tại AMH là một trong những chỉ số quan trọng nhất, phản ánh chính xác nhất dự trữ buồng trứng. Thông qua mối liên hệ giữa nồng độ của chỉ số này và lượng trứng được lấy ra sau khi kích thích buồng trứng, các chuyên gia đã khẳng định được ý nghĩa của AMH đối với số trứng đang phát triển trong cơ thể người phụ nữ.
Cụ thể, AMH là một loại hormone có mặt tại buồng trứng, do các tế bào hạt tại đây sinh ra và có mặt nhiều nhất tại các tế bào noãn non – trứng ở giai đoạn nguyên thuỷ. Chính vì thế, khi lượng AMH càng cao thì số trứng được dự trữ càng lớn và ngược lại. AMH thấp chính là biểu hiện của chứng suy buồng trứng ở nữ giới, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Biểu hiện của AMH thấp
AMH thấp không biểu hiện ra ngoài thành triệu chứng như những bệnh lý khác. Tuy nhiên, AMH thấp là nguyên nhân gây nên hiện tượng suy buồng trứng.
Nồng độ AMH đo được ở người bình thường có giá trị dao động từ 2.2 – 6.8 ng/ml. Và khi giá trị đó < 2 ng/ml có thể kết luận được dự trữ buồng trứng ở mức thấp.
Nếu không có giải pháp điều trị sớm, dự trữ buồng trứng ngày càng suy giảm. Đây là lý do khiến nhiều người mất khả năng mang thai khi độ tuổi còn trẻ.
Theo sự gia tăng của độ tuổi, nồng độ AMH sẽ ngày càng suy giảm, đến một lúc nào đó – thường ngoài 45 tuổi, AMH có giá trị bằng 0. Khi đó, lượng trứng trong cơ thể cũng cạn kiệt, người phụ nữ không thể tự mang thai bằng chính trứng của mình.
AMH thấp ảnh hưởng như thế nào?
– Ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên
Thông thường, những phụ nữ có AMH thấp rất khó mang thai tự nhiên do số lượng trứng suy giảm. Nếu chất lượng trứng không được đảm bảo thì khó có thể thụ thai thành công.
Đồng thời, khi AMH < 1ng/ml, thụ thai tự nhiên sẽ không còn đáp ứng được nữa. Muốn có con, cần can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ mang thai khác như IVF, IUI,…
– Ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF
Tỷ lệ thành công của 1 ca IVF phụ thuộc rất lớn vào số trứng được lấy ra khi chọc hút. Nếu số trứng lấy ra giảm thì tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn cũng giảm.
Ngoài ra, khi AMH< 0.5 ng/ml cơ thể người phụ nữ cũng không thể đáp ứng tốt thuốc hỗ trợ kích thích buồng trứng. Để có đủ số trứng phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ cần sử dụng các phương pháp kích trứng có liều lượng cao hơn.
Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm AMH
AMH là một chỉ số nằm trong danh mục xét nghiệm nội tiết tố nữ. Khi yêu cầu xét nghiệm sức khỏe sinh sản định kỳ bạn sẽ được kiểm tra và theo dõi chỉ số này một cách chi tiết nhất.
Đặc biệt, AMH là xét nghiệm bắt buộc đối với các trường hợp dưới đây:
- Phụ nữ bị vô sinh – hiếm muộn
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tắc kinh
- Phụ nữ mắc đa nang buồng trứng
- Theo dõi trong và sau điều trị ung thư buồng trứng
- Theo dõi sau khi được chẩn đoán mắc suy buồng trứng
Phụ nữ đang có dự định mang thai và sinh con cũng được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm AMH để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
Nếu có dự định xét nghiệm AMH trong tương lai, bạn nên tìm kiếm những địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng lựa chọn. Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm chuyên sâu, phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách hàng hàng mỗi năm, Happiny tự tin là đơn vị dẫn đầu về xét nghiệm y học.
Trung tâm còn hỗ trợ khách hàng bằng các dịch vụ lấy mẫu tận nơi uy tín, giúp mọi người dân đặc biệt là người bận rộn có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Bài viết về biểu hiện của AMH thấp trên đây đã cung cấp các nội dung cơ bản nhất giúp người bệnh hiểu rõ hơn và có phương hướng điều trị khi gặp phải tình trạng này. Để đăng ký xét nghiệm AMH vui lòng liên hệ Happiny theo hotline 024 9999 2020.