Nếu lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng như: tiểu đường, tim mạch, thận và các bệnh thần kinh…Dấu hiệu đường trong máu cao có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các triệu chứng của lượng đường trong máu cao và những yếu tố khiến tình trạng này trở nên mãn tính.
Đường trong máu cao là gì?
Đường trong máu cao là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ở mức độ đường 170mg/dL trong máu được coi là cao nhưng chỉ số này tăng vượt 250mg/dl thì mới có những dấu hiệu đường trong máu cao. Điều trị đường trong máu cao là rất quan trọng, bởi vì nếu không được điều trị, bệnh đường trong máu cao dẫn đến bệnh tiểu đường. Hoặc bệnh có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc khẩn cấp.
Dấu hiệu của đường trong máu cao là gì?
Dưới đây là một số dấu hiệu tiểu đường trong máu cao có thể bạn chưa biết:
Thường xuyên đói
Khi mức đường đường huyết ở máu cao sẽ ngăn cản glucose đi vào các tế bào.Vì vậy nên cơ thể không nhận được năng lượng nên dẫn đến tình trạng thường xuyên đói.
Gia tăng sự mệt mỏi
Khi mức đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ không thể tích trữ và hấp thu glucose. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được năng lượng chúng cần. Tất cả dẫn đến cảm giác mệt mỏi không lý do.
Mờ mắt
Lượng glucose trong máu quá cao có thể ảnh hưởng đến võng mạc của bạn, gây ra tình trạng bệnh võng mạc do tiểu đường. Kết quả là, bạn có thể nhận thấy tầm nhìn bị mờ đi và nhòe nhoẹt.
Đi tiểu thường xuyên
Thêm glucose trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Thận vốn có trách nhiệm loại bỏ nước dư thừa từ máu để sản xuất nước tiểu, có quá nhiều glucose trong máu, có thể làm hỏng mạch máu trong thận, làm cho quá trình lọc này kém hiệu quả hơn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Khát nước liên tục
Đây là phản ứng mất nước nghiêm trọng. Cảm giác như bạn cần uống nhiều hơn bình thường là một phản ứng phụ tự nhiên của việc đi tiểu nhiều hơn. Mà đi tiểu nhiều lại có khả năng là do lượng đường trong máu quá cao.
Bệnh viêm nhiễm
Viêm nhiễm đường tiết niệu và nhiễm nấm có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, chúng thường gặp ở ở nữ có đường huyết cao và đái tháo đường. Một lượng lớn đường đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Khô da
Da khô có thể do cơ thể mất quá nhiều nước qua nước tiểu hoặc dây thần kinh bị hư hỏng. Điều này làm gián đoạn hoạt động của tuyến mồ hôi và khiến khả năng cân bằng độ ẩm của da bị ảnh hưởng.
Khó tập trung
Mức đường huyết cao sẽ ngăn glucose đi vào các tế bào não, vì vậy não rất khó để lấy năng lượng. Ảnh hưởng đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định.
Chậm lành vết thương
Điều này xảy ra do mạch máu bị tổn thương bởi lượng đường cao. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới tuần hoàn máu. Đặc biệt là ở tứ chi, và gây thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Ngoài việc tìm hiểu dấu hiệu đường trong máu cao thì bạn cần biết một số biện pháp kiểm soát. Có một số biện pháp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết bất ngờ. Trong đó, các thực phẩm chúng ta ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường trong máu cao. Nên tránh các loại thực phẩm có nhiều, chất béo và natri,thường xuyên hoạt động thể dục để đường huyết trong máu có thể đi vào trong tế bào dễ dàng hơn. Từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Happiny cung cấp dịch vụ xét nghiệm đường máu uy tín và nhanh chóng nhất. Nếu quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ đến Happiny qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.