Lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn? Cách ổn định đường huyết

Lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn, làm thế nào để đường huyết luôn ở mức ổn định? Kiểm soát được lượng đường trong máu là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe ổn định và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn?

Lượng đường trong máu hay còn có tên gọi khác là chỉ số đường huyết. Đường huyết bình thường, ổn định luôn là điều người bị bệnh tiểu đường mong muốn. Vậy, lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số glucose máu bình thường nằm ở mức dưới 100 mg/dL khi không ăn (nhịn ăn) trong ít nhất 8 giờ, và thấp hơn 140 mg/dL sau khi ăn 2 giờ. Trong ngày, nồng độ đường huyết có xu hướng ở mức thấp nhất vào thời điểm ngay trước bữa ăn.

duong-trong-mau-bao-nhieu-la-an-toan

Đối với hầu hết những người không bị tiểu đường, lượng đường trong máu trước bữa ăn dao động trong khoảng 70 – 80 mg/dL. Ở một số đối tượng khác, glucose máu bình thường dao động từ 60 – 90 mg/dL.

Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau.

Nguyên nhân chỉ số đường trong máu cao

Nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu ở người bình thường không tăng cao hay hạ thấp quá là do cơ chế tự điều hòa trong cơ thể. Khi đường huyết thấp thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon glucagon và ngược lại khi đường huyết cao thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon insulin.

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, hay tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Nếu đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường, có thể chưa cần điều trị bằng thuốc, chỉ cần điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục.

Cách ổn định duy trì chỉ số đường huyết

Khi có dấu hiệu đường trong máu cao cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn, khám chữa. Và áp dụng một số phương pháp sau để duy trì chỉ số đường huyết ổn định.

duong-trong-mau-bao-nhieu-la-an-toan

– Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn.

– Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay insulin

Uống theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn; phải tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

– Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần

Với thành phần bao gồm glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày.

Thực phẩm có GI cao, thường là các loại thực phẩm chứa đường hấp thu nhanh, đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng vọt lên nhưng đồng thời cũng giảm rất nhanh.

Đối với thực phẩm có GI thấp, trung bình thì lượng glucose máu tăng lên từ từ đều đặn, giảm một cách chậm rãi. Điều này rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết một cách an toàn, hiệu quả như đậu xanh, khoai lang, bưởi, đào. ..

– Thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang đều được, nhưng chọn loại nào phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của người bệnh.

– Giữ thái độ lạc quan, thoải mái, tránh stress, áp lực.

Theo dõi mức đường trong máu là một bước quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, tập thể dục và uống thuốc đúng chỉ định sẽ giúp người bệnh duy trì mức glucose máu bình thường. Bạn có thể liên hệ đến Hotline 024 999 2020 của Happiny để được tư vấn thu mẫu xét nghiệm tại nhà và hỗ trợ tốt nhất.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!