Đường trong máu cao nên ăn gì? Làm sao để giảm đường trong máu?

Thực phẩm được nạp vào cơ thể ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Vậy đường trong máu cao nên ăn gì, không nên ăn gì, và làm sao để giảm đường trong máu? Cùng giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đường trong máu cao nên ăn gì?

Có 4 loại chất dinh dưỡng liên quan chính đến lượng đường trong máu là: Carbohydrate (đường, tinh bột), Chất béo, Chất đạm, Chất xơ

Trong đó, Carbohydrate làm tăng đường trong máu nhanh nhất, hơn protein và chất béo, đặc biệt gây ảnh hưởng đến đường huyết. Chính vì vậy, việc ăn đa dạng các thực phẩm với nhiều nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn quản lý lượng đường trong máu tốt hơn.

duong-trong-mau-cao-nen-an-gi

Để kiểm soát lượng đường trong máu, có 12 loại thực phẩm tốt nhất cho bạn là:

– Cá

Các loại cá giàu Omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi… Theo một số nghiên cứu, khi ăn hai phần cá chứa nhiều Omega-3 mỗi tuần có thể giảm bớt tình trạng đường huyết tăng cao, bên cạnh đó có thể giúp bạn giảm cân nữa.

Các chất trong cá này có lợi cho tim mạch, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường. 

– Rau xanh

Thông thường các loại rau xanh chứa lượng Carb thấp, ít làm tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra rau xanh còn cung cấp vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa… giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện các bệnh về mắt trong biến chứng tiểu đường

– Quế

Một vài nghiên cứu cho rằng Quế là loại gia vị giúp giảm đường huyết bởi hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện mức độ insulin, cholesterol và chất béo ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

– Trứng

Trứng chứa một lượng carb thấp, có khả năng giúp tăng mức cholesterol HDL “tốt”, cải thiện độ nhạy insulin và cũng là một trong những nguồn cung cấp các chất bảo vệ mắt và tim mạch. 

– Nghệ

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có thể giảm viêm, giảm lượng đường trong máu và có thể giảm nguy cơ bệnh tim. Có nhiều nghiên cứu cho rằng curcumin có lợi cho sức khỏe của thận ở người bệnh mắc tiểu đường.

– Tỏi

Tỏi có khả năng chống viêm tốt, đồng thời giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và cholesterol LDL. 

– Quả bí

Quả bí có nhiều chất chống oxy giúp bảo vệ mắt và tim mạch, có khả năng giảm béo phì và insulin trong máu.

– Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt… giàu chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa giúp ổn định lượng đường trong máu

– Đậu

Đậu giúp chỉ số đường huyết thấp, giúp giảm cân và còn điều chỉnh lượng cholesterol.

– Khoai lang

Khoai lang chứa chất xơ, vitamin nhóm A, C, kali giúp no lâu hơn mà không tăng quá nhiều đường huyết. Nhưng loại củ này vẫn chứa carb nên vẫn cần kiểm soát số lượng thức ăn để cân bằng.

– Ổi, Dâu tây

– Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh

duong-trong-mau-cao-nen-an-gi

2. Đường trong máu cao không nên ăn gì?

Việc ăn uống không đúng cách dẫn đến lượng đường huyết tăng nhanh và thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, tăng nguy cơ biến chứng khác. Vậy đường trong máu cao không nên ăn gì để cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường huyết? 3 nhóm thực phẩm cần tránh bao gồm:

– Thực phẩm giàu carb:

Các thức ăn như cơm trắng, bánh mì trắng, mỳ… chứa một lượng carbohydrate rất lớn. Vì vậy cần hạn chế tối đa lượng carb nạp vào cơ thể để tránh đường trong máu tăng cao.

– Trái cây có chứa nhiều đường:

Không phải loại trái cây nào cũng đem lại các lợi ích tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường. Một số trái cây như dưa hấu, xoài, nho… có chứa lượng đường khá lớn, từ đó sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao.

Thay vì sử dụng các trái cây chứa nhiều đường thì nên sử dụng các loại quả khác như ổi, cam, quýt, mận, bưởi…

– Đồ uống có đường:

Đây chính là loại đồ uống nguy hiểm nhất với người mắc bệnh đái tháo đường. Đồ uống ngọt chứa hàm lượng carb và fructose cao, làm tăng tình trạng kháng insulin, nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác. Khi lượng đường trong máu của bạn cao thì hãy nói không với các loại trà sữa, nước ngọt có ga, đồ uống ngọt sữa đường…

goi-xet-nghiem-di-ung

3. Đường trong máu cao làm gì cho giảm?

Câu hỏi đường trong máu cao làm gì cho giảm là mối quan tâm lớn mà nhiều người đang có vấn đề tăng đường huyết quan tâm. Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm nên và không nên ăn, lượng đường trong máu hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện lối sống lành mạnh:

– Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, nghe theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nếu cần thiết.

– Chế độ ăn uống khoa học, tránh các thực phẩm không nên ăn và lựa chọn những thực phẩm tốt cho bệnh đường huyết

– Không uống rượu bia, hút thuốc lá

– Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Để kiểm soát lượng đường trong máu tại nhà, Trung tâm xét nghiệm HAPPINY là địa chỉ tin cậy cho mọi người dân. Với kinh nghiệm 11 năm trong lĩnh vực xét nghiệm, đã chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn người, HAPPINY tự tin đem đến dịch vụ xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe tại nhà tốt nhất

– Hệ thống trang thiết bị nhập khẩu hiện đại, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012

– Đội ngũ giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn

– Dịch vụ Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng tiện lợi cho khách hàng, đảm bảo kết quả xét nghiệm với độ chính xác cao, trả kết quả nhanh chóng chỉ sau 2 giờ.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi đường máu cao nên ăn gì, không nên ăn gì và đường máu cao làm gì cho giảm để quý khách tham khảo sơ bộ. Để đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe, bạn cần được bác sĩ tư vấn thêm các xét nghiệm liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI 024 9999 2020 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để tư vấn và đặt hẹn dịch vụ.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!